NỒNG ĐỘ OZONE ỨNG DỤNG TRONG KHÔNG KHÍ

 

Tẩy uế không khí 0.02 – 0.04ppm
Khử mùi không khí 0.03 – 0.06ppm
Khử trùng không khí 0.05 – 0.08ppm
Khử trùng dụng cụ phẫu thuật 0.05 – 0.06ppm
Kho bảo quản 0.03 – 0.05ppm

Chuyển đổi các đơn vị đo ozone

  • Ở điều kiện tiêu chuẩn: P = 1013.25MB, T = 273.3K
  • Khối lượng riêng của ozone: 2.14kg/m3
  •  Khối lượng riêng của oxy: 1.43kg/m3
  •  Khối lượng riêng của không khí: 1.29kg/m3
  • Khối lượng riêng của nước: 1000kg/m3

Các hệ số chuyển đổi thường dùng (trong nước):

  • 1000 lit = 1m3 = 264 galo
  • 1 gal = 3.785lit.

Nồng độ Ozone trong nước

  • 1mg/l = 1ppm O3 = 1g O3/m3 nước (theo trọng lượng):

Nồng độ Ozone trong không khí theo thể tích:

  • 1g O3/m3 = 467ppm O3
  • 1ppm O3 = 2.14 mg O3/m3

Nồng độ Ozone trong không khí theo trọng lượng:

  • 100 g O3/m3 = 7.8% O3
  • 1% O3 = 12.8 g O3/m3

Nồng độ Ozone trong oxy theo trọng lượng:

  • 100g O3/m3 = 6.99% O3

CHUYỂN ĐỔI CÁC ĐƠN VỊ ĐO OZONE

Ở điều kiện tiêu chuẩn: P = 1013.25MB, T = 273.3K

  • Khối lượng riêng của ozone: 2.14kg/m3
  • Khối lượng riêng của oxy: 1.43kg/m3
  • Khối lượng riêng của không khí: 1.29kg/m3
  • Khối lượng riêng của nước: 1000kg/m3

Các hệ số chuyển đổi thường dùng (trong nước):

  • 1000 lit = 1m3 = 264 galon
  • 1 gal = 3.785lit.

Nồng độ Ozone trong nước:

  • 1mg/l = 1ppm O3 = 1g O3/m3 nước (theo trọng lượng)

Nồng độ Ozone trong không khí theo thể tích:

  • 1g O3/m3 = 467ppm O3
  • 1ppm O3 = 2.14 mg O3/m3

Nồng độ Ozone trong không khí theo trọng lượng:

  • 100 g O3/m3 = 7.8% O3
  • 1% O3 = 12.8 g O3/m3

Nồng độ Ozone trong oxy theo trọng lượng:

  • 100g O3/m3 = 6.99% O3

Tính an toàn của ozone

1.Các tiêu chuẩn về sức khỏe có liên quan đến Ozone

Ozone hoàn toàn an toàn và có ích đối với sức khỏe khi nồng độ nằm trong giới hạn của FDA (Food and Drug Administration) và OSHA (Occupational Health & Safety Standards) là 0.05ppm. Trong môi trường không khí sạch, nồng độ ozone trong khoảng 0.02ppm đến 0.05ppm. Vẫn chưa có chứng minh Ozone gây tổn thương cho phổi ở nồng độ 0.1ppm đến 0.2ppm.

Với nồng độ Ozone 0.3ppm thì thời gian tiếp xúc của con người không được quá 15 phút.

Với thời gian tiếp xúc 8h mỗi lần và 40 h một tuần thì nồng độ Ozone không nên vượt quá 0.1ppm.

Với nồng độ Ozone trên 0.1 ppm có thể gây kích thích con người và một số động vật nhỏ

2.An toàn Ozone đối với con người

2.1. Ozone sử dụng trong nhóm khí.

Thực tế là công nhân không nên tiếp xúc với Ozone trong môi trường mà ở đó Ozone có thể bị hút vào. Mặc dù Ozone không phải là chất ung thư, nó là một chất oxy hóa mạnh, và có khả năng gây tổn thương đến hệ thần kinh cảm giác của cơ quan khứu giác và tới phổi. Do đó, tất cả các biện pháp phòng tránh là cần thiết và được tính toán để tránh sự tiếp xúc của công nhân với khí Ozone, hoặc là tiếp xúc với nồng độ dưới mức tiêu chuẩn của OSHA. Do đó, thiết bị kiểm soát khí Ozone phải được trang bị để đảm bảo nồng độ Ozone cho phép.

Trong các kho chứa có sử dụng Ozone, công nhân phải được cảnh báo không bước vào khi Ozone đang được sử dụng. Khi công nhân bắt buộc phải vào kho chứa thì thiết bị tạo Ozone cần phải được ngừng hoạt động và thiết bị thông gió hoạt động để đảm bảo thoát hết Ozone ra ngoài khí quyển hoặc giảm xuống nồng độ cho phép của OSHA.

Trong trường hợp công nhân phải vào trong khu vực có nồng độ Ozone cao quá mức cho phép thì cần phải đeo mặt lạ phòng hộ.

2.2. Ozone trong nhóm dung dịch

Khi ozone được ứng dụng trong chất lỏng, sự nguy hại tới công nhân cũng dưới dạng khí là chủ yếu. Đó là vì Ozone chỉ hấp thụ một phần trong nước, phần còn lại sẽ được thoát khỏi bề mặt dung dịch ra ngoài môi trường xung quanh gần nơi xử lý.

Không có sự nguy hại đối với công nhân khi tiếp xúc với dung dịch nước Ozone hóa. Khi nước Ozone hóa tiếp xúc với con người, ảnh hưởng giống như chất khử trùng chống lại các tổ chức vi sinh vật trên bề mặt da như xảy ra với các nhóm khử trùng khác (như chlorine và hydorogen peroxide). Tuy nhiên, những ảnh hưởng này của Ozone là ít hơn nhiều so với chlorine hay hydrogen peroxide.

2.3 Tính an toàn của ozone đối với các thiết bị nhà xưởng

Những mối nguy hại đối với trang thiết bị nhà xưởng xuất hiện từ sự oxi hóa mạnh của ozone. Mặc dù thiết bị tạo ozone và thiết bị ozone hóa (bộ phận tiếp xúc, thiết bị cấp khí, máy đo, v.v) thường được thiết kế bởi nhà cung cấp sử dụng các vật liệu chịu ozone, nhiều thiết bị tạo ozone được đưa vào các nhà máy thực phẩm mà các thiết bị trong nhà máy lại không có khả năng chịu ozone.

Cho ví dụ, các trang thiết bị có chi tiết làm bằng cao su và một vài vật liệu plastic sẽ bị hỏng nhanh hơn nếu tiếp xúc với ozone. Cao su thông thường sẽ trở nên dòn hơn. Với nồng độ ozone cao hơn mà những vật liệu không chịu ozone này khi tiếp xúc sẽ làm cho chúng bị hỏng rất nhanh.

Do vậy, các nhà máy cần phải thiết lập đường truyền từ hệ thống tạo ozone tới nơi xử lý để đảm bảo tỉ lệ thất thoát Ozone ra xung quanh là nhỏ nhất.

Note: These materials were tested at ozone levels exceeding 1,000 PPM.

Ratings – Ảnh hưởng hóa học

Excellent – Không ảnh hưởng

Good – Ảnh hưởng không đáng kể, coi như không ăn mòn

Fair – Ảnh hưởng vừa phải, không được sử dụng trong điều kiện hoạt động liên tục.

Sever Effect – Không thể sử dụng trong bất kì điều kiện nào

N/A – Chưa có kết quả chính thức!

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về máy đo ozone:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ AGRE

Địa chỉ:  45 Tân Sơn, Phường 13, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Website:  https://www.agre.vn

Hotline: 0969 399 666

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *